Ưu và nhược điểm khi làm khô mực bằng tia UV

CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ MÁY MÓC BAO BÌ BẢO BẢO 31/05/2022
uu-va-nhuoc-diem-khi-lam-kho-muc-bang-tia-uv
Làm khô bằng tia UV
Làm khô mực (và Varnish) bằng UV về cơ bản là Polyme hoá các chất liên kết trong thành phần mực. Mực UV chỉ tương ứng với hệ thống làm khô bằng tia UV và rất phù hợp cho máy in Offset tờ rời và các máy in cuộn. Các đèn sấy UV làm khô đặt giữa các đơn vị in để làm khô mực hoàn toàn trước khi đến đơn vị in kế tiếp hoặc giữ cho lớp mực in ở mặt trước không bị lột ra khi dùng các cơ cấu in đảo trở trong máy in Offset tờ rời .Trong in ống đồng và Flexo, hệ thống sấy UV được đặt ngay sau mỗi đơn vị in vì do đặc tính của mực in loãng và phải khô trước khi in màu kế tiếp. Các hệ thống làm khô rất cần thiết, thông thường chúng được đặt ngay sau đơn vị in cuối cùng, có thể có hiệu suất rất cao.

Trong trường hợp làm khô bằng UV, màng mực được trùng hợp (polyme hoá) và khô hoàn toàn ngay khi phát bức xạ. Sự trùng hợp diễn ngay lập tức trong vài phần của giấy. Tuy nhiên, phương pháp sấy khô bằng UV đòi hỏi một loại mực đặc biệt bao gồm những chất liên kết hoàn toàn khác nhau (chất dẫn) và bổ sung cho ion quang hoá. Màu đen ngăn cản sự bức xạ của UV khi nó xuyên qua lớp mực và sự lưu hoá thấp hơn những màu sắc khác hoặc mực Varnish.

Làm khô UV truyền thống bằng cách dùng một hoặc vài đèn hơi thuỷ ngân

Phạm vi bước sóng của nó trong khoảng 100 - 380 nm. Hệ thống này có choá đèn để phản xạ nhiệt (ánh sáng). Điều kiện làm việc tốt nhất là phải làm mát đèn và hút khí ozone sinh ra trong khi đốt là các yếu tố cần thiết để hệ thống làm việc hoàn chỉnh. Những loại đèn này được thiết kế và sử dụng không vượt quá ngưỡng giá trị giới hạn là 0.1ppm (1 ppm =1 phần triệu) để tránh làm hư hại đến quá trình làm việc của hệ thống và sức khoẻ của người vận hành.
Excimer
Bức xạ EXCIMER là một kiểu đặc biệt của đèn UV (hình 12) với ánh sáng đơn sắc (hầu như chỉ sử dụng bước sóng dài là 308 nm). Những ưu điểm của bức xạ này là :
Không làm nóng giấy in và không phát sinh tia IR
Không có ozone phát sinh ở bước sóng 308 nm.
Tận dụng tối đa sự nhạy cảm của dòng điện cho quá trình sấy khô.
Những bất lợi còn tồn tại ở hệ thống này là:
Công suất của nó (trên 50W/cm chiều dài bức xạ) hiện tại vẫn còn thấp hơn đáng kể so với công suất rất cao của đèn hơi thuỷ ngân (trên 250W/cm). Khi phát bức xạ nó tạo ra khí trơ trong không khí (khí nitrogen), dù vậy nó sử dụng hiệu quả cho một số kiểu làm khô yêu cầu cách làm khô này.

Một số hệ mực in cần có sự điều chỉnh độ dài bước sóng riêng biệt cho phù hợp khi bắt đầu tạo màng. Các loại bóng đèn UV truyền thống là loại đèn phát ra nhiều bước sóng (đa sắc), vì thế nó có phổ lớn hơn nhiều so với bước sóng cần sử dụng.

Hệ thống Excimer rất phù hợp với in flexo, nhất là khi in các loại vật liệu có tính nhạy cảm với nhiệt. Những ưu và nhược của cách làm khô bằng UV được trình bày dưới đây:

Ưu điểm:
Mực UV khô hoàn toàn trong khoảng bức xạ UV
Không làm hư tờ in khi mực in dính nhau hoặc mực quá dày
Có thể thực hiện thành phẩm ngay sau khi in (cắt, ép, bế...)
In rất tốt trên các vật liệu không thấm hút như: nhựa, màng kim loại

Nhược điểm:
Mức đầu tư cao cho thiết bị và các loại phụ tùng thay thế
Giá thành mực in cao cũng như các hoá chất phụ trợ (dung môi)
Thời gian sử dụng của đèn UV ngắn
Khả năng in trên vật liệu thấm hút rất thấp
Tạo bụi mù (thuộc tính dẻo của mực UV) mực UV dùng cho in Offset làm giảm tốc độ của máy in

Sưu tầm:In ấn chuyên nghiệp

Bình luận
Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi cho chúng tôi bình luận đầu tiên của bạn.
VIẾT BÌNH LUẬN